Tìm hiểu công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện

Nguyên liệu bột sơn tĩnh điện là một nguyên liệu được sử dụng để sơn các sản phẩm được làm từ vật liệu kim loại, gỗ, nhựa nhằm giúp sản phẩm có độ bền cao hơn, và đẹp hơn. Để có được một nguyên liệu sơn hoàn chỉnh, có màu sắc chuẩn thì nguyên liệu cần phải được chế tạo theo công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện hiện đại, và phải tuân thủ theo các bước nghiêm ngặt. Dưới đây là những thông tin về công nghệ chế tạo sơn.

54

1.    Quy trình của công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện

 

Để sản xuất được sơn bột có chất lượng tốt, màu sắc chuẩn các thì cần phải thực hiện theo 4 giai đoạn, đó là: khuấy trộn, đùn và cán đập nhỏ, nghiền tinh, và đóng gói sản phẩm. Cụ thể như sau:

–       Giai đoạn khuấy trộn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ và trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động thì người thợ sẽ thực hiện nhiệm vụ cân nguyên liệu theo đơn phối liệu được đưa vào thùng của máy trộn sau đó trộn đều rồi bắt đầu chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

–       Giai đoạn đùn và đập nhỏ

Tiến hành gia nhiệt cho thiết bị rồi mở van nước làm mát và dùng nhựa để rửa máy. Sau đưa thành phẩm từ công đoạn khuấy trộn đưa vào máy đùn và nhào trộn khuếch tán vào nhau rồi làm lạnh. Tiếp tục cán mỏng thành phẩm thành những tấm rộng từ 10 – 50 cm có độ dày khoảng 1 – 2mm và cho qua băng tải rồi tiếp tục làm mát kết hợp với cán đập thành những mảnh nhỏ, rộng từ 1 – 5cm.

–       Công đoạn nghiền tinh

Ở giai đoạn này thì thành phẩm sẽ được sẽ được nghiền thành những hạt bột có kích thước từ vài micron đến vài chục micron và được phân loại bằng cyclon nhằm loại bỏ những hạt có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ.

–       Đóng gói sản phẩm

Tiến hành đóng gói sản phẩm sau khi sản phẩm được hoàn tất với tiêu chí có chất lượng đạt yêu cầu. Chú ý bảo quản nguyên liệu ở nơi có nhiệt độ khô ráo và thoáng mát, chống làm hỏng sơn.

2.    Những ứng dụng của nguyên liệu sơn bột

Trải qua nhiều bước cải tiến thì ngày nay, nguyên liệu sơn tĩnh điện có thể sử dụng được cả ở trong nhà và ngoài trời mà không lo bị ảnh hưởng bới các tác nhân gây hại như nắng, mưa.

Các lĩnh vực ứng dụng bao gồm: lĩnh vực nội ngoại thất, thiết bị gia dụng, các thiết bị máy tính, hay các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy…

Nguyên liệu sơn tĩnh điện là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại. Ngoài các thiết bị máy móc trong hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện cần phải đảm bảo chất lượng ra thì những vật liêu sơn cũng cần phải có chất lượng tốt thì sản phẩm khi hoàn thiện mới có độ bền cao, và độ bóng mịn nhất định. Hy vọng những thông tin trong bài vừa rồi sẽ là những thông tin hữu ích đối với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *