Xử lý bề mặt sản phẩm là một công đoạn quan trọng và phải thực hiện đầu tiên trước khi tiến hành phun sơn. Nếu không xử lý bề mặt trong dây chuyền phun sơn trước khi sơn thì thành phẩm sau khi được hoàn thiện không những không có có bề mặt bóng mịn mà còn dẫn đến hư hỏng màng sơn, làm ảnh hưởng đến năng suất và nguồn thu.
1. Giảm độ bám dính sơn tĩnh điện
Hầu hết trong quá trình tiến hành phun sơn tĩnh điện nếu lớp sơn và bề mặt không có độ bám dính thì nguyên nhân chính là do không xử lý bề mặt, hoặc xử lý sai cách… Và chính lớp dầu, hay bụi bẩn, gỉ sét bám trên bề mặt đã làm lớp bột sơn không bám và phủ đều được vào vật làm vật không có độ bền cao và có lớp sơn bóng, mịn.
2. Lớp sơn bị phồng rộp sơn tĩnh điện
Hiện tượng thứ 2 xảy ra đối với việc không làm sạch bề mặt trước khi sơn đó là hiện tượng lớp sơn
bị phồng rộp hoặc tự động bị bong ra sau một thời gian sử dụng.
3. Ăn mòn dưới màng sơn tĩnh điện
Một hiện tượng nữa đó là hiện tượng ăn mòn dưới màng sơn. Hiện tượng này có tác động rất xấu tới độ bền của vật cần sơn, khiến vật sơn nhanh bị oxi hóa hơn.
Ngoài 3 hiện tượng trên thì việc không xử lý bề mặt trước khi sơn còn dẫn đến rất nhiều lỗi khác nhau. Do đó, xử lý bề mặt đóng một vai trò rất quan trọng trong công nghệ phun sơn tĩnh điện. Để sản phẩm đạt yêu cầu trước khi sơn tĩnh điện thì chúng ta cần phải thực hiện những cách sau:
– Tẩy dầu mỡ
– Tẩy gỉ
– Tẩy bóng điện và hóa học
– Tẩy nhẹ
Trên đây là những thông tin về tầm quan trọng của công đoạn xử lý bề mặt sản phẩm. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.
Sưu tầm