Các sự cố sơn có thể xuất hiện trong suốt quá trình thi công sơn, tại thời điểm đóng cứng hoặc sau khi áp dụng. 95% toàn bộ các sự cố của sơn là do chuẩn bị bề mặt không đạt mà đã tiến hành sơn.
Dưới đây bạn sẽ tìm được một số lỗi về sơn điển hình và nguyên nhân tại sao nó sẩy ra. Xin hãy chú ý là có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố cho nên trong một số trường hợp đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm để tìm một cách chính xác nguyên nhân
SƠN TĨNH ĐIỆN BỊ PHỒNG GIỘP
Đây là một lỗi phổ biến nhất liên quan đến sự bám dính của sơn. Có lúc xuất hiện ở trạng thái khô có lúc ở trạng thái lỏng. Sơn có thể phồng giộp cả mảng lớn lẫn mảng nhỏ, thường xuất hiện dạng hình bán cầu. Kích thước tùy thuộc vào độ bám dính của sơn đối với bề mặt, hoặc giữa các lớp sơn và áp suất của khí hoặc chất lỏng bên trong điểm phồng giộp.
Sự phồng giộp của sơn có thể bị gây ra bởi một số điều kiện sau đây:
– Bề mặt bị nhiễm bẩn do các loại muối hòa tan hoặc bị làm bẩn giữa bề mặt và sơn. Hơi ẩm bay hơi thẩm thấu qua màng sơn có thể hòa tan các muối tạo thành dung dịch muối nồng độ cao. Ap suất trong dung dịch nồng độ cao có thể gây lột sơn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng thẩm thấu.
– Chất bẩn trên bề mặt ( dầu, sáp, bụi bẩn…) không cho phép màng sơn bám dính đúng như bản chất của nó. Hơi ẩm có xu hướng tăng nồng độ ở những vùng sơn có độ bám dính yếu. Trường hợp này gọi là hiện tượng sơn bị lột khô
– Sự bay hơi không tương xứng của dung môi khỏi sơn. Các bẫy dung môi có thể làm tăng sự hấp thụ nước và hơi ẩm bốc hơi làm cho sơn bị lột. Các dung môi thơm thường bị giữ lại. Nếu quá trình lột sơn trên diện rộng: thổi gió lại và rửa sạch trước khi sơn. Đối diện tích nhỏ: thổi gió và dùng máy chà trước khi sơn mới
SƠN TĨNH ĐIỆN CHẢY
Sơn chảy khi:
– Sơn quá dày do súng phun sơn tĩnh điện phun không đều
– Đổ quá nhiều dung môi vào sơn
– Cầm súng phun quá gần bề mặt sơn
Nếu màng sơn ướt quá dày, quá trình chảy sơn xảy ra, tạo thành vùng quá nhiều sơn trên bề mặt nằm ngang hoặc trong góc. Sau khi đóng cứng, sơn có thể bị gãy trên toàn bộ bề mặt mà có sơn quá dày và không có khả năng bảo vệ thép
SƠN TĨNH ĐIỆN TẠO HỐ VÀ LỖ CHÂN LÔNG
Sử dụng công nghệ phun sai, như áp suất khí quá cao, màng sơn quá mỏng, gió quá mạnh (sự thông gió quá tốt) khoảng cách sơn quá xa có thể gây ra hiện tượng tạo hố.
Điều chú ý, kiểm tra thiết bị phun sơn để đảm bảo rằng áp suất khí và kích thước của pép phun là đúng. Hiện tượng tạo hố có thể là do quá trình sơn phủ. Ở màng sơn quá dày không khí bị giữ lại trong sơn. khi không khí thoát ra tạo hiện tượng hố.
Khi đã bị hố thì tiến hành sơn lại bằng loại sơn phù hợp để lấp các khuyết tật và tạo độ dày phù hợp. Nếu sơn vẫn không phù hợp thì mài đi và sơn lại bình thường
SƠN TĨNH ĐIỆN BỊ BONG LÊN
Là hiện tượng lớp sơn bên dưới bị bong lên. Điều này gây ra bởi dung môi mạnh của lớp sơn bên trên khi vừa mới áp dụng. Kết quả dẫn đến hiện tượng nhăn trên bề mặt. Ví dụ lớp phủ chứa xylen, lớp lót là alkyd chứa xăng. Xylen ở lớp trên sẽ hòa tan lớp dưới. Khắp phục bằng cách làm sạch lại bề mặt và sơn lớp sơn phù hợp
SƠN TĨNH ĐIỆN BỊ BÓC THÀNH TỪNG MẢNG
Bị mất độ bám dính giữa sơn và bề mặt hoặc mất độ bám dính giữa các lớp sơn
Nguyên nhân :
– Làm sạch bề mặt không đạt
– Lớp lót và lớp giữa không tương hợp
– Bề mặt hoặc lớp sơn bên dưới bị nhiễm bẩn
– Quá thời gian đóng cứng của sơn
HIỆN TƯỢNG VỎ CAMSƠN TĨNH ĐIỆN
Nguyên nhân :
– Do súng phun sơn tĩnh điện phun ở áp suất quá thấp
– Phun quá gần bề mặt
– Dung môi bay hơi nhanh
QUÁ TRÌNH ĂN MÒN
Quá trình ăn mòn là phản ứng giữa kim loại và môi trường sung quanh. Một môi trường ăn mòn tùy thuộc vào thành phần của nó và nhiệt độ. Có thể giảm quá trình ăn mòn bằng cách các cặp pin ăn mòn phải được phá hủy.
Sự ăn mòn có thể giảm hoặc được ngăn chặn bởi:
Sử dụng hệ sơn phù hợp để sơn
Lắp thêm hệ thống bảo vệ catốt (gắn thêm thanh chì, khi đó chì bị ăn mòn còn thép được bảo vệ)
Kết hợp cả hai phương pháp trên
LÀM SẠCH BẰNG MÁY MÀI
Sử dụng các loại máy làm sạch như máy mài bàn chà sắt nhưng không tạo được bề mặt sạch và nhám bằng bắn cát. Độ bám dính giữa sơn và bề mặt từ đó bị giảm xuống.
BẮN CÁT
Tạo cho sơn bám trên bề mặt cao nhất, bề mặt nhám được tạo ra. Bắn cát là phương pháp chuẩn bị bề mặt tốt nhất. Nó loại bỏ sơn cũ, gỉ sắt, vảy tạo ra bề mặt sạch và nhám. Có thể là bắn cát khô hoặc cát có nước. Bắn cát khô cho bề mặt sạch, khô và cho độ nhám đạt yêu cầu nhưng tạo ra bụi gây ô nhiễm môi trường. Bắn cát ướt cũng cho bề mặt sạch, độ nhám đạt bề mặt không có bụi nhưng tạo hiện tượng gỉ chớp.
PHUN NƯỚC ÁP SUẤT CAO
Phương pháp này đang ngày càng phát triển. Nó loại bỏ chất bẩn, sản phẩm của quá trình ăn mòn, sơn cũ bằng nước dưới áp suất cực cao (có thể tới 2500 bar).
Phương pháp này có hai ưu điểm: không tạo ra bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường như phương pháp làm sạch truyền thống và các loại muối được nước hòa tan và loại khỏi bề mặt. Điều quan trọng là phương pháp này sử dụng nước sạch nên bề măt không bị làm bẩn do nước. Phương pháp này cho ta bề mặt sạch, nhưng không tạo được độ nhám cao cho bề mặt thép. Độ nhám ban đầu của
Một nhược điểm của quá trình làm sạch bằng nước là tạo ra gỉ chớp do hởi ẩm trên bề mặt. Quá trình gỉ chớp này tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ của thép và khí quyển, và độ sạch của bề mặt.
CÁC YẾU TỐ THEN CHỐT CHO VIỆC ÁP DỤNG ĐÚNG SƠN
– Hệ sơn được sử dụng đúng là khi áp dụng phải xác định quá trình xử lý bề mặt, điều kiện áp dụng.
– Hệ sơn hai thành phần chỉ được áp dụng khi hai thành phần được khuấy trộn kĩ với nhau bằng máy khuấy
– Quá trình áp dụng và đóng cứng của sơn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường. Phải kiểm tra nhiệt độ của thép phải cao hơn ít nhất 3 độ so với điểm sương. Điểm sương là điểm nhiệt độ tại đó hơi nước bắt đầu ngưng tụ trên bề mặt.
PHÂN LOẠI SƠN
Có thể chia thành ba loại chính .
– Sơn khô vật lý. Quá trình khô của sơn chỉ có quá trình bay hơi dung môi
– Sơn khô bằng quá trình ôxy hóa. Sơn khô bao gồm quá trình bay hơi dung môi cùng với phản ứng hóa học giữa dầu trong sơn với oxi ngoài không khí .
– Sơn đóng cứng hóa học. Quá trình khô bao gồm phản ứng hóa học giữa sơn và đóng rắn. Trước khi sử dụng hai thành phần phải được phối trộn với nhau.
SƠN ALKYD
Chúng được sử dụng chủ yếu cho mục đích trang trí và bảo vệ thép khi tiếp xúc với môi trường trung bình.sử dụng súng phun sơn tĩnh điện ITW GEMA khi phun sẽ tạo bề mặt sơn tốt nhất
Sản xuất:
– Mục đích sử dụng:
Sơn alkyd có nhiều loại khác nhau. Chúng có tính chất khác nhau, nhưng được sử dụng phần lớn cho mục đích trang trí và bảo vệ thép khi tiếp xúc với môi trường trung bình (môi trường không ngập nước và thường xuyên ẩm thấp)
Sơn alkyd chỉ được sử dụng bên trên mặt nước (không sử dụng cho mục đích chìm dưới nước) vì khả năng chịu nước kém
Chúng không được sử dụng làm sơn lót giàu kẽm vì có phản ứng xà phòng hóa xẩy ra giữa chất tạo màng và bột kẽm. Quá trình khô/ đóng cứng cũng tùy thuộc vào nhiệt độ. Bởi vì sơn alkyd khô hoặc đóng cứng bằng cách hấp thụ ôxy từ không khí và phản ứng hóa học này thì luôn phụ thuộc vào nhiệt độ
Xử lý bề mặt:
Xử lý bề mặt đòi hỏi độ sạch từ St 2 tới Sa2.5, tùy thuộc vào từng mục đích và môi trường mà sơn tiếp xúc. Bằng việc biến tính alkyd ví dụ biến tính với styren hoặc silicon sẽ thu được các tính chất khác nhau
Ưu Điểm:
– Dễ áp dụng, có thể phun bằng súng phun khí nén, cọ năn và chổi quét
– Có tính chất thấm ướt tốt
– Bám dính tốt trên bề mặt sơn và có khả năng thẩm thấu tốt
– Chịu thời tiết tốt, ổn định màu và độ bóng tốt
– Sơn một thành phần: thuận tiện sử dụng hơn sơn hai thành phần
– Dễ dàng sơn các chi tiết nhỏ
– Tính chất tự giàn phẳng tốt
Giới hạn:
– Chịu hóa chất kém đặc biệt là kiềm
– Chịu nước có giới hạn: có thể sử dụng để bảo vệ thép ở điều kiện ngoài trời bình thường, nhưng không sử dụng được dưới nước và những nơi đặc biệt ẩm thấp.
– Chịu dụng môi có giới hạn: có thể bị tróc dưới ảnh hưởng của dung môi mạnh như xylen, Xêtôn, rượu và dung môi clo hóa hydrocacbon.
– Không được sử dụng trên lớp sơn lót dầu kẽm: vì sà phòng kẽm được tạo thành
– Giới hạn chiều dày màn sơn mỗi lớp, thông thường từ 30-50 m, có thể lên tới 80 trong trường hợp đặc biệt
– Không thể phủ sơn khác mà có dung môi mạnh lên trên được ( thông thường chỉ phủ được sơn alkyd)
SƠN EPOXY
Ưu điểm:
– Chịu nước tốt
– Bám dính trên bề mặt tốt
– Chịu hóa chất tốt
– Chịu kiềm rất tốt
– Chịu và chạm cơ khí lớn
– Tính bền cao
– Chịu nhiệt độ lên đến 120oC (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy loại)
– Có một số hệ được sử dụng để sơn bồn chứa nước ăn và thực phẩm
– Hàm rắn cao, VOC thấp
Nhược điểm :
– Chịu UV kém: bị phấn hóa dưới ánh nắng
– Quá trình áp dụng và đóng cứng phụ thuộc vào nhiệt độ ( thông thường là trên 10oC)
– Là sơn hai thành phần vì vậy đòi hỏi phải được phối trộn tốt
– Chịu được axít nhẹ
– Có thể gây dị ứng
– Đòi hỏi phải có sự hiểu biết để sử dụng chính xác
– Sơn epoxy có khả năng chịu hóa chất tốt, đặc biệt là chịu kiềm. Sử dụng súng phun sơn tĩnh điện thế hệ mới giúp chúng bám dính tốt cả thép và bê tông và chịu nước tốt.
– Epoxy có thể biến tính với phenol, nhựa đường than đá và nhựa hydrocacbon để thu được các tính chất đặc biệt như chịu hóa chất tốt hơn, thẩm thấu tốt hơn, chịu nước tốt hơn v.v. hạn chế của sơn epoxy là chúng bao gồm một lượng lớn dung môi.
Tuy nhiên một số loại được phát triển thành sơn hàm rắn cao (mastic product) với đầy đủ các tính chất của nó. Có loại sơn không dung môi được sử dụng để sơn két nước uống. Hệ sơn epoxy dung môi nước ngày nay đang phát triển và được sử dụng ngày một tăng bởi vì chúng có khả năng bảo vệ môi trường tốt hơn. Tuy nhiên khả năng chịu hóa chất thì giảm nhẹ.
Áp dụng:
Trước khi sơn, hai thành phần phải được phối trộn đúng tỉ lệ. Quá trình đóng rắn là phản ứng hóa học giữa phần sơn và tác nhân đóng rắn, vì vậy quá trình sơn và quá trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Một điều quan trọng đối với quá trình áp dụng sơn là phải sơn trước khi thời gian sống của sơn được thiết lập. Khi thời gian sống của sơn được thiết lập, sơn sẽ trở lên khô và cứng, không thể áp dụng được.
Lĩnh vực sử dụng:
Có nhiều loại epoxy và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Epoxy matics (hệ sơn hàm rắn cao ). Sơn rất đa dụng: công nghiệp, tàu và các công trình ngoài biển. Ở cả dưới nước và trên mặt nước. Trên phần lớn các bền mặt đòi hỏi tính thẩm thấu và bám dính tốt.
Pure epoxy sơn téc đựng hóa chất, két nước ăn và sơn tàu, sơn công nghiệp. Đòi hỏi làm sạch bề mặt tối thiểu Sa 2.5
Epoxy phenolic. Sơn két đựng hóa chất. Có tính chất tốt hơn pure epoxy. Đòi hỏi làm sạch bề mặt tối thiểu đạt Sa 2.5
Coal tar epoxy. Sơn tàu khu vực dưới nước, đặc biệt là két nước .
Sơn không dung môi. Sơn két nước uống và những nơi đòi hỏi khắt khe về môi trường.
Sơn Epoxy dung môi nước. Sơn công nghiệp những nơi có thể điều khiển được nhiệt độ và độ ẩm .
Sơn Epoxy hàm rắn cao
Là sơn được sử dụng chủ yếu trong sơn công nghiệp và sơn tàu. Vì chúng có khả năng chịu nước rất tốt nên được sử dụng để sơn tàu và các cấu trúc của tàu cả bên trên và bên dưới mớm nước.
Epoxy hàm rắn cao bao gồm nhựa epoxy biến tính với nhựa hydrocacbon và tác nhân đóng rắn. Nhựa hydrocacbon được dùng để tăng cao khả năng chịu hơi ẩm, tính mềm dẻo và tính chất thấm ướt của màng sơn. Chúng cũng tạo cho sơn thân thiện với người sử dụng hơn và và kinh tế trong sử dụng sơn.
Lĩnh vực áp dụng
Sơn hàm rắn cao được sử dụng phần lớn trong sơn công nghiệp và sơn tàu: trong công nghiệp sơn máy móc hóa chất, nhà máy lọc dầu, thùng chứa, cầu. Do khả năng chịu nước rất tốt nên chúng được sử dụng để sơn tàu và các cấu trúc khác trên tầu khu vực dưới và trên mớm nước. Chúng là epoxy nên chúng bị phấn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ưu điểm :
– Sáng màu .
– Thân thiện với bề mặt
– Chịu nước rất tốt
– Khả năng thấm ướt rất tốt
– Chịu hóa chất tốt
– Hàm rắn cao
– Sơn được chiều dày màng sơn cao
– Đóng rắn nhiệt độ thấp
– Chịu nhiệt độ khô lên đến 90oC
Nhược điểm :
– Sơn bị phấn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
– Đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ
– Chiều dày màng sơn tốt thiểu 150 m bằng phương pháp phun không không khí
SƠN POLYURETHANE (PU)
Sơn polyurethane được sử dụng chủ yếu làm sơn phủ cho hệ sơn epoxy. Chúng có đầy đủ các tính chất để ứng dung sơn chất lượng cao cho kim loại, bê tông, gỗ và nhựa.
Sơn polyurethane có cả hệ một thành phần và hệ hai thành phần. Ơ đây chúng tôi chỉ nó về hệ sơn hai thành phần.
Chúng có khả năng duy trì màu sắc và độ bóng tuyệt vời khi sơn ngoài trời. Ngoài ra chúng còn chịu được hóa chất và dung môi khi được phun bởi súng phun sơn tĩnh điện tốt vàhệ thống phun sơn tĩnh điện đảm bảo. Polyurethane đóng rắn hóa học vì vậy quá trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Giớ hạn của nhiệt độ thường là 0oC.
Ưu điểm :
– Duy trì độ bóng tuyệt vời
– Chịu hóa chất rất tốt
– Chịu dung môi rất tốt
– Đóng rắn ở 0oC
Nhược điểm :
– Sơn hai thành phần
– Gây dị ứng cho da
SƠN GIÀU KẼM VÔ CƠ
Sơn giàu kẽm vô cơ chịu được nhiều loại hóa chất khác nhau đặc biệt là các loại dung môi. Chúng được sử dụng làm lớp lót bảo vệ ca tốt.
Nguyên nhân mà sử dụng kẽm trong sơn là nhằm tạo thành lớp lót có khả năng bảo vệ ca tốt. Hàm lượng kẽm trong sơn là rất quan trọng, thông thường kẽm chiếm trên 75% theo khối lượng màng sơn khô đối với sơn dung môi nước và 82% đối với hệ sơn dung môi.
Chúng có khả năng chịu được nhiều loại hóa chất đặc biệt là các loại dung môi. Zinc ethylsilicate ( hệ dung môi ) và alkali silicate (hệ dung môi nước ) thường được sử dụng bên trong các két chứa dung môi vì chúng có khả năng chịu dung môi cực tốt. Sơn kẽm vô cơ thường không được sử dụng các mục đích ngâm trực tiếp trong nước
Một lớp sơn kẽm vô cơ thường có chiều dày từ 75-125m, và nó thường được sử dụng làm lớp lót. Sơn kẽm dung môi nước có thể áp dụng bằng phương pháp phun truyền thống. Với hệ dung môi tốt nhất là phun không không khí.
Ưu điểm :
– Chịu dung môi rất tốt
– Chịu nhiệt độ cao ( tối đa 400oC)
– Chịu va chạm cơ khí
– Bám dính rất tốt trên bề mặt đã được phun cát
– Có khả năng sơn lớp tiếp theo tốt
Nhược điểm :
– Đóng rắn bằng hơi ẩm
– Hai thành phần
– Chiều dày tối đa là 100 m. ở chiều dày cao hơn có thể bị vỡ sơn
SƠN GIÀU KẼM HỮU CƠ
Sơn tĩnh điện giàu kẽm epoxy thường được sử dụng để làm lớp lót trong công nghiệp và trong sơn tàu. Nó khô nhanh và có thể sơn lớp tiếp theo trong thời gian ngắn. Nó cũng là bảo vệ ca tốt. Lượng kẽm trong sơn cũng rất quan trọng thông thường trên 75% theo khối lượng màng sơn khô đối với hệ dung môi nước và trên 82% khối lượng màng sơn đối với hệ dung môi.
Sơn giàu kẽm epoxy được sơn trên bề mặt thép đã được làm sạch đạt tiêu chuẩn Sa2.5. nó có thể tương hợp với hầu hết các loại sơn phủ khác ngoại trừ sơn alkyd.
Sơn bám dính rất tốt, chịu va đập tốt, chịu nhiệt tốt lên đến 120oC, chịu mài mòn tốt
Ưu điểm :
– Chống ăn mòn tốt
– Bám dính tốt
– Chịu va chạm cơ khí tốt
– Có thể sơn phủ hầu hết các loại sơn khác ngoại trừ alkyd
– Đóng rắn hóa học
– Thời gian sơn lớp tiếp theo ngắn
Nhược điểm :
– Tùy thuộc nhiệt độ (5oC)
– Hai thành phần
– Chiều dày màng sơn từ 25-90 (25-30 m cho dưới nước)
– Chịu nhiệt khô 120oC
– Không chịu được axít và kiềm ( khoảng pH chịu được là 5-9)