I- Giới Thiệu Công Nghệ sơn Sơn Tĩnh Điện
Công nghệ sơn tĩnh điện có tên gọi khoa học là Electro Static Power Coating Technology được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Và từ đó đến nay, trải qua nhiều phát minh của các nhà sáng kiến vĩ đại, công nghệ sơn tĩnh điện đã ngày càng hoàn thiện và mang đến chất lượng hoàn hảo cho con người!
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và đời sống sản xuất của con người, sơn tĩnh điện đã được phân chia thành 2 loại bao gồm:
III – Bột Sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn tĩnh điện Khô
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạng bột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất:
– Để nơi khô ráo, thoáng mát
– Nhiệt độ bảo quản dưới 30C (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam)
– Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp.
IV – Sơn tĩnh điện nước hay còn gọi sơn tĩnh điện dạng nước
Sơn ướt được xem là cách nói tắt của loại sơn hai thành phần và là công nghệ sơn sử dụng dung môi. Trong đó, dung môi có thể là một chất lỏng/khí khác để tạo thành dung dịch có thể hòa tan một thể tích dung môi nhất định ở khoảng nhiệt độ quy định nào đó. Đặc biệt, hơi dung môi nặng hơn không khí nên có thể chìm xuống đáy, di chuyển ra một khoảng cách lớn mà không bị pha loãng nên khó tránh khỏi việc gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình thi công sơn, lượng sơn dư thừa sẽ không thể thu hồi lại để tái sử dụng nên dễ gây tốn kém, chi phí đầu tư cao. Mặt khác, do sử dụng dung môi nên khó kiểm soát được lượng sơn bề mặt, điều này sẽ khiến cho lớp sơn không đều, chỗ dày chỗ mỏng và dễ bị bong tróc khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp sơn ướt chỉ nên sử dụng phủ theo một chiều, ngang hoặc dọc để tạo thẩm mỹ.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang sở hữu dòng công nghiệp này có thể nói là “Luôn bắt kịp thời đại” đi đúng hướng vì nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Do đó, việc đi đầu về lĩnh vực này là một sự lựa chọn đúng đắn, nắm bắt xu hướng của thời đại.
Sơn tĩnh điện khô hay còn được gọi là sơn bột, loại này cho phép bạn sử dụng để sơn các loại sản phẩm bằng kim loại, sắt, thép, nhôm hoặc inox… trong khi đó, sơn tĩnh điện ướt được dùng thêm dung môi để thực hiện sơn lên các sản phẩm bằng kim loại hoặc nhựa gỗ.
Mỗi loại có một ưu điểm riêng và phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn loại nào cho phù hợp. Xét về tính an toàn thì lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện khô vẫn ưu việt hơn vì có thể tái sử dụng, an toàn môi trường và chi phí thấp.
Hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện ngày càng được ưa chuộng bởi giá thành tốt, cho chất lượng và độ bền sản phẩm cao. Hiện nay, công nghệ này đang chiếm lĩnh ở nhiều lĩnh vực vì tính ứng dụng cao.
Nếu bạn chưa biết tận dụng điều này, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây!