Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng khuyết tật lỗ kim trong sơn tĩnh điện

Màng phủ xuất hiện những lỗ như đầu kim, có khi là chi chít lỗ kim. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân:
– Mặt gỗ kém chất lượng, có lông tơ khó lấp đầy.
– Lớp dưới (lót lần 1) chưa khô hẳn đã sơn lớp trên, lớp trên khô quá nhanh.
– Màng phủ chứa bụi bặm, bọt khí, độ keo dính quá cao.
– Chất sơn và vật bị phủ có độ chênh lệch quá lớn.
– Khi gia nhiệt khô, nhiệt độ quá cao, thời gian tĩnh không đủ, dung môi chưa bay hơi hết.
– Một lần phủ quá dầy, bề mặt đã khô lớp dưới vẫn tiếp tục bốc hơi mà lồi lên.
– Sử dụng chất pha loãng kém, hoặc không đúng.
– Chất sơn phản ứng, chất làm rắn quá nhiều hoặc sai tỷ lệ.
– Trong bình hơi có dầu hoặc nước.
– Nhiệt độ hoặc độ ẩm tương đối trong môi trường phủ sơn quá cao.

Đối sách:
– Gỗ phải được chà nhám đạt yêu cầu.
– Khi phun nhiều lần cần kéo dài thời gian khô cho lớp dưới.
– Cần làm sạch triệt để vật tác nghiệp trước khi phủ sơn.
– Trường hợp gia nhiệt khô, kéo dài thời gian tĩnh.
– Không phủ quá dày, điều chỉnh độ keo dính thích hợp.
– Sử dụng chất sơn và chất pha loãng thích hợp.
– Pha trộn theo tỉ lệ chỉ định, và khuấy trộn đồng đều.
– Cải thiện môi trường, khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong điều kiện thích hợp hoặc thêm chất dung môi chậm khô vừa đủ.

Sưu tầm

1 bình luận về “Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng khuyết tật lỗ kim trong sơn tĩnh điện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *